
Các bạn thân mến, bỏ qua các yếu tố chuyên môn về setup sân khấu dùng ván gì, dầy bao nhiêu ly, dùng cái gì trải thảm… nhà bạt khẩu độ ngang bao nhiêu, cao lên bao nhiêu v.v. trong bài viết này, DCT Events chỉ nêu lên 5 điểm chính-yếu-quan-trọng, 5 điểm này nếu không hiểu CÓ THỂ GÂY TỔN THẤT VỀ CON NGƯỜI CỰC LỚN:
1. Cần có cột thu lôi nếu setup nhà bạt hoặc sân khấu nơi trống trải và không có cái gì cao hơn cái đỉnh của nhà bạt hoặc sân khấu
2. Cần gia cố kỹ, đóng cọc căng cáp hoặc có tank nước làm đối trọng níu giữ kết cấu sân khấu / nhà bạt. Nhà bạt / sân khấu làm outdoor vào mùa mưa bão không nên cao quá 15m.
3. Xem dự báo thời tiết (phương pháp khoa học) / hỏi người dân sống gần khu vực tổ chức sự kiện (phương pháp dân gian)
4. Khảo sát địa điểm tổ chức kỹ nếu làm sự kiện outdoor trong mùa mưa.
5. Huấn luyện nhân sự về việc phòng tránh bị sét đánh khi làm outdoor mùa mưa.
------------------------
1. Cần có cột thu lôi nếu setup nhà bạt hoặc sân khấu nơi trống trải và không cao hơn đỉnh của nhà bạt hoặc sân khấu
- ƯU TIÊN CỦA TIA SÉT:
+ ƯU TIÊN hàng đầu : ĐÁNH VÀO ĐIỂM CAO NHẤT (BẤT CHẤP NÓ CÓ DẪN ĐIỆN HAY KHÔNG)
+ SAU ĐÓ TỚI NHỮNG VẬT CHẤT THU HÚT TIA SÉT NHƯ SẮT, THÉP, NƯỚC, ĂNGTEN, NHỮNG ĐƯỜNG DÂY DẪN ĐIỆN, THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ…
Người ta hay khuyên trời mưa đi giữa đồng đừng trú mưa dưới cái cây, vì sao? Vì cái cây nó cao hơn mình, nó không dẫn điện, nhưng sét sẽ ưu tiên đánh nó trước, mình núp vô mình sẽ “hưởng” ké sét đó!
Do đó, khi setup nhà bạt hoặc sân khấu outdoor vào mùa mưa (dễ có sét đánh), mà mình nhận thấy chỗ mình setup nhà bạt / sân khấu nếu lên hết cao độ dàn khung sẽ là nơi cao nhất, thì lập tức phải yêu cầu bên thi công nhà bạt lắp ngây hệ cột thu lôi.
Còn làm sân khấu / nhà bạt trong sân vận động,vì sao không làm cột thu lôi? Bởi vì, dù cái nhà bạt / sân khấu của mình lên cao bao nhiêu cũng không thể lên cao hơn nóc sân và các kết cấu cao tầng khác đầy xung quanh cái chỗ đó! Nếu mình làm outdoor, mà nhận thấy cao độ của nóc nhà bạt / sân khấu khi lên hết dàn khung mà cao nhất khu vực đó (không có gì cao hơn sân khấu / nhà bạt của mình) thì mình mới cần làm hệ cột thu lôi.
Tóm lại, hệ cột thu lôi quan trọng và rất cần thiết đối với setup sân khấu / nhà bạt outdoor mùa mưa, nếu không muốn bị sét đánh.
2. Cần gia cố kỹ, đóng cọc căng cáp hoặc có tank nước làm đối trọng níu giữ kết cấu sân khấu/nhà bạt
Về chiều cao của nhà bạt / sân khấu:
Khi setup sân khấu hay nhà bạt outdoor mùa mưa, không nên làm nhà bạt / sân khấu cao quá 15m.
Cao quá cũng bất lợi cho việc thi công mà gây nguy hiểm cho người thi công, vì mùa mưa thường có gió to, chưa kể bị sét đánh vì kết cấu cao.
3. Xem dự báo thời tiết (phương pháp khoa học) / hỏi người dân sống gần khu vực tổ chức sự kiện (phương pháp dân gian)
Xem dự báo thời tiết là 1 trong những phương pháp khoa học mà mình nên áp dụng nhé. Bạn chỉ cần search Google : dự báo thời tiết là nó ra 1 lốc các trang dự báo thời tiết.
Tuy vậy, tra thông tin dự báo thời tiết có 1 nhược điểm: đó là chỉ dự đoán ngắn, thường chỉ 7 – 14 ngày đổ lại.
Hỏi người dân sống gần khu vực diễn ra sự kiện mà mình vẫn gọi là phương pháp dân gian là 1 cách ok nhất, tuy nhiên, mình phải có niềm tin à nha, vì lời bà con nói không có cơ sở kiểm chứng, chỉ là kinh nghiêm dân gian thôi!
Cách thứ 3: kết hợp vừa xem dự báo thời tiết vừa hỏi “chuyên gia địa phương” là hay nhất, nó sẽ bổ sung cho nhau.
4. Khảo sát địa điểm tổ chức kỹ thuật kỹ nếu làm sự kiện outdoor trong mùa mưa
Khi làm ở khu vực nào trống trải, cần khảo sát trước các nơi có thể trú mưa và tránh sét an toàn. Phải tính được thời gian từ chỗ làm việc đến nơi an toàn. Thường thì cơn dông kéo đến rất nhanh trong vòng 15 phút và di chuyển với vận tốc 40 – 50 km/giờ.
Phải khảo sát xem các vị trí xung quanh nơi dự kiến setup sân khấu / nhà bạt, có kết cấu nào cao hơn đỉnh nhà bạt / sân khấu của mình hay không. Nếu có kết cấu cao hơn thì không sao, nếu mình là cao nhất thì phải buộc có hệ cột thu lôi (đã nói ở trên)
Khảo sát các khu vực lân cận, có nhà cao tầng, có các công trình phụ trợ hay không, có đồi núi hay kết cấu nào khác để có thể setup hệ cột thu lôi không
Cần khảo sát nền đất nơi thi công nhà bạt / sân khấu dự kiến. Nền đất cứng hay mềm. Nếu nền đất mềm mà ít tiền thì đóng cọc căng cáp, nếu tiền có dư 1 ít thì dùng tank nước sẽ thẩm mỹ hơn. Nếu nền đất cứng, không đóng cọc được buộc dùng tank nước.
Khảo sát xem gió thổi hướng nào, không nên làm sân khấu có lưng nằm ở hướng chắn gió, vì gió thổi mạnh có thể gây sập sân khấu, sập màn hình, sập backdrop sân khấu. Nếu buộc làm sân khấu có lưng ở hướng chắn gió thì phải gia cố chắc chắn. Muốn biết hướng gió, có 2 cách: 1 là hỏi “chuyên gia địa phương” đặc biệt làm sự kiện ở miền biển, gần sông nước hỏi dân địa phương là hay nhất, 2 là mình cầm 1 cái khăn mỏng, cột vô cái cây đưa lên cao, gió thổi chiều nào nhìn thấy ngay...
5. Huấn luyện nhân sự về việc phòng tránh bị sét đánh khi làm outdoor mùa mưa
Bên cạnh làm tốt 4 cái trên, chúng ta cần huấn luyện và chia sẻ thông tin đến team và các bộ phận thực hiện sự kiện outdoor mùa mưa – để tránh bị sét đánh :
- Chia sẻ cho mọi người biết chỗ trú mưa an toàn và gần nhất, tính kỹ thời gian di chuyển tối đa khi có mưa đến nơi trú mưa an toàn.
- Thực hiện quy tắc NHÌN - NGHE:
+ Khi trời mưa lớn, đầu tiên mình thấy ánh chớp lóe lên và sau đó là có tiếng sấm kèm theo, tia sét đánh cuối cùng. Nếu mình đếm được thời gian từ lúc ánh chớp lóe lên và lúc nghe thấy tiếng sấm thì có thể xác định được khoảng cách tới nơi tia sét đánh xuống. Chia số giây cho 3 ta được khoảng cách đến tia sét. Nên nhớ rằng nếu như khoảng thời gian bạn đếm được từ khi thấy ánh chớp và nghe tiếng sấm nhỏ hơn 30 giây, thì bạn đã nằm trong tầm ngắm của tia sét rồi và phải cẩn thận. Nếu thời gian này nhỏ hơn 10 giây thì phải di chuyển GẤP đến nơi an toàn. Khi nghe thấy tiếng sấm đầu tiên bất kể là gì cũng cần phải thấy nguy hiểm đã đến. Sét có thể đánh cách xa nơi có mưa từ 15 – 20 km.
+ Vấn đề quan trọng, là bạn cần phải nhìn thấy ánh chớp lóe lên bầu trời, nếu bạn không thấy ánh chớp lóe lên do vô ý hay do bận tâm việc khác, thì khi nghe tiếng sấm, lập tức chạy ngay đến chỗ trú mưa an toàn
- Trong trường hợp không kịp chạy tìm nơi ẩn náu an toàn, tuyệt đối không dùng cây cối làm chỗ trú mưa, tránh các khu vực cao hơn xung quanh, tránh xa các vật dụng kim loại như xe đạp, máy móc, hàng rào sắt...
- Tìm chỗ khô ráo, nếu xung quanh có cây cao hơn thì nên tìm chỗ thấp hơn, hoặc chùng gối xuống hạ thấp cao độ bản thân
- Người ở vị trí càng thấp càng tốt. Phần tiếp xúc của người với mặt đất là ít nhất. Nhón chân, không được nằm xuống đất
- Ra ngay khỏi những nơi chứa nước như bãi biển, ao, hồ, mương. Các vùng đỉnh núi hay sườn núi nhô cao cũng rất nguy hiểm. Nếu ở trong rừng thì tìm những nơi cây thấp hơn và thưa để tránh.
- Đối với các vật có bề mặt kim loại như xe buýt, tàu hoả, ô tô không thò người ra ngoài và không chạm đến vỏ bọc.
LỜI KẾT
• Không nên:
Đứng gần vật cao, gần nước, gần cây, gần xe cộ, tại các nơi cánh đồng trống trải, anten, cột cao, gần những đường dây dẫn.
• Nên:
o Nhìn dấu hiệu báo dông (mây đen, gió lạnh...),
o Nghe dự báo thời tiết khi có ý định đi ra ngoài.
o Hạ thấp vị trí. Không nằm trên đất.
o Biết trước nơi an toàn gần nhất và thời gian đi tới đó.
--
Hy vọng những điều DCT Events chia sẻ về vấn đề này giúp ích cho các chiến binh làm nghề trong mùa mưa bão.
Nguồn : sưu tầm