Công thức tư duy 5W1H từ lâu đã rất phổ biến và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều hoạt động. Với tổ chức sự kiện, công thức này cũng không ngoại lệ, nó có thể giúp người tổ chức nhận định được vấn đề và lập kế hoạch sự kiện đầy đủ, chi tiết nhất. Vậy 5W1H cụ thể là gì? Trong bài viết dưới đây sukienchuyennghiep.vn sẽ gửi đến bạn những thông tin về công thức tư duy này:
1. Why?
Trong tổ chức sự kiện, chữ Why thường đứng đầu tiên, giúp chúng ta xác định được mục đích, mục tiêu của sự kiện, lý do sự kiện được tổ chức và nhằm đạt được mục tiêu gì. Trả lời được câu hỏi này giúp các bạn định hướng đúng & lên kế hoạch một cách tốt nhất nhằm mang lại kết quả chính xác của sự kiện.
2. What?
Sự kiện gì? Có những hoạt động gì? Ví dụ: Khách hàng là tập đoàn bất động sản của bạn muốn tổ chức 1 buổi ra mắt và bán hàng 1 dự án của họ. Vậy What ở đây là sự kiện ra mắt và mở bán dự án (biệt thự hoặc nhà ở ...) của tập đoàn BĐS.
Theo đó là các hoạt động liên quan đến việc giới thiệu sản phẩm, ra mắt và trải nghiệm những đặc tính của sản phẩm trong sự kiện.
3. Who?
Bạn đang làm sự kiện cho ai? Và ai sẽ đến với sự kiện của bạn? Với mỗi một nhãn hàng, 1 nhà tổ chức sẽ lại có những phong cách và cá tính khác nhau. Vì thế hiểu khách hàng là điều rất quan trọng để đưa ra phương án tổ chức phù hợp với tính cách của họ. Ngoài ra khách tham dự sự kiện cũng ảnh hưởng đến việc bạn sẽ làm gì trong chương trình đó. Tất nhiên không thể sử dụng 1 bộ âm thanh khủng với toàn nhạc DJ trong chương trình mà quá nửa là người lớn tuổi rồi phải không!
4. When?
Sự kiện được tổ chức khi nào? Thời gian tổ chức sự kiện giúp các bạn xác định xem có phù hợp với tính chất sự kiện hay không. Thường thì 1 đêm ca nhạc giải trí sẽ thường làm vào buổi tối cuối tuần nhiều hơn là các ngày trong tuần, ngoài ra nếu sự kiện làm ngoài trời sẽ cần để ý thời gian này có vào mùa mưa bão không để giúp chúng ta có kế hoạch phòng bị.
Bên cạnh đó giúp các bạn xác định được xem có những sự kiện tương tự nào đang diễn ra không để xác định mức độ thu hút tới sự kiện của các bạn.
5. Where?
Sự kiện được tổ chức ở đâu? Câu hỏi này giúp chúng ta xác định được vị trí và không gian tổ chức (indoor hoặc outdoor ), cùng với thời gian sự kiện để các bạn có kế hoạch tổ chức hoặc di chuyển nếu sự kiện ở xa và chuẩn bị cho các kế hoạch hậu cần và đối tác sản xuất.
6. How?
Làm như thế nào? Sau khi trả lời hết 5W các bạn sẽ biết mình sẽ phải làm như thế nào với sự kiện của bạn.
Chúng ta cho khách hàng trải nghiệm sản phẩm như thế nào trong 1 hoạt động sampling.
Key moment ra mắt sản phẩm trong chương trình được thực hiện như thế nào để gây ấn tượng với khán giả.
Sự kiện đó được tiến hành như thế nào từ đầu đến cuối? ...
Vậy là chỉ với 1 công thức đơn giản, dễ nhớ, chúng ta hoàn toàn có định hướng để tư duy về sự kiện sắp diễn ra.